img
Bluesea sáng tạo giá trị cuộc sống

Tổng hợp một số vấn đề liên quan đến hóa đơn đầu ra 2021

Hóa đơn đầu ra là những hóa đơn như thế nào? Trong quá trình làm việc, nếu nắm vững những nguyên tắc liên quan đến hóa đơn đầu ra sẽ giúp kế toán tránh được các sai sót không đáng có. Dưới đây là tổng hợp một số thông tin quan trọng về hóa đơn đầu ra mà kế toán viên không thể bỏ qua.

1. Hóa đơn đầu ra là gì

Hóa đơn đầu ra hiểu đơn giản là hóa đơn do bên bán phát hành, thể hiện toàn bộ nội dung: tên, số lượng, đơn giá, thành tiền của hàng hóa hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng, đối tác.

2. Tổng hợp một số vấn đề liên quan đến hóa đơn đầu ra 2021

Dưới đây là tổng hợp một số vấn đề quan trọng liên quan đến hóa đơn đầu ra mới nhất năm 2021. Bao gồm: Các lưu ý khi xuất hóa đơn, xử lý hóa đơn đầu ra quên không kê khai, mức phạt khi làm mất hóa đơn đầu ra.

2.1. Lưu ý quan trọng khi xuất hóa đơn đầu ra

Doanh nghiệp cần lưu ý gì khi xuất hóa đơn đầu ra?

- Nội dung viết trên hóa đơn

+ Khi thực hiện viết hóa đơn đầu ra, kế toán cần lưu ý chính xác đến từng câu chữ, nếu không có thể gặp phải trường hợp: đang ở mức thuế suất thấp sẽ bị bắt nâng lên mức thuế cao gấp nhiều lần.

+ Chẳng hạn, một doanh nghiệp kinh doanh vận tải trong thời kỳ giảm thuế GTGT từ 10% xuống còn 5%. Tuy nhiên, nếu trong hóa đơn đầu ra, kế toán viết “Dịch vụ vận tải” thì sẽ được hưởng mức thuế suất 5%, ghi “Thuê xe” thì mức thuế suất lại là 10%.

- Kiểm tra hóa đơn có bị bỏ sót không

+ Đây là việc làm cực kỳ quan trọng, nhưng rất nhiều kế toán lại thường bỏ qua. Phải thực hiện rà soát hóa đơn xuất ra mỗi tháng, đảm bảo không bỏ sót hóa đơn.

+ Nếu phát hiện có hóa đơn bị bỏ sót, ngay lập tức lập hóa đơn bổ sung và kê khai nộp thuế.

- Các sản phẩm nội bộ cũng phải xuất hóa đơn đầu ra

+ Trong nhiều trường hợp, các doanh nghiệp sẽ trả lương cho người lao động bằng sản phẩm hoặc hàng hóa của mình, xuất hàng với mục đích cho, biếu, tặng, làm từ thiện… Các trường hợp này đều phải xuất hóa đơn và kê khai để nộp thuế GTGT. Nếu chưa thống kê hoặc chưa xuất các khoản này thì cần thực hiện bổ sung để tránh bị phạt và cộng lãi phạt khi thực hiện quyết toán thuế.

2.2. Hóa đơn đầu ra quên không kê khai xử lý như thế nào?

Công văn số 4943/TCT-KK của Tổng cục thuế ngày 23/11/2015 quy định: Nếu phát hiện hóa đơn, chứng từ của các kỳ trước chưa kê khai thì người nộp thuế cần kê khai, khấu trừ bổ sung.

Tuy nhiên, hóa đơn đầu vào và hóa đơn đầu ra có thời điểm kê khai bổ sung khác nhau. Cụ thể: Căn cứ vào thời điểm xuất bán phát sinh kỳ nào thì người nộp thuế kê khai bổ sung vào kỳ đó theo quy định.

Chẳng hạn, tháng 09/2021, doanh nghiệp phát hiện có hóa đơn đầu vào từ tháng 06/2021 quên chưa kê khai, thì doanh nghiệp cần tiến hành điều chỉnh hồ sơ khai thuế GTGT của kỳ tính thuế tháng 06/2021.

2.3. Mức phạt khi làm mất hoá đơn đầu ra mới nhất 2021

Mức phạt áp dụng cho hóa đơn đầu ra chưa thông báo phát hành và đã thông báo phát hành có sự khác biệt. Cụ thể:

2.3.1: Mất hóa đơn đầu ra khi chưa thông báo phát hành

Theo quy định tại Điều 25, Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 05/12/2020, hành vi vi phạm quy định về khai báo mất, cháy, hỏng hóa đơn trước khi lập thông báo phát hành hóa đơn, hoặc mua hóa đơn của cơ quan thuế nhưng chưa lập thì sẽ áp dụng các mức phạt như sau:

- Phạt cảnh cáo: Đối với hành vi mất, cháy, hỏng hóa đơn chậm trễ quá thời hạn từ 1 đến 5 ngày tính từ ngày hết thời hạn theo quy định và có tình tiết giảm nhẹ.

- Phạt tiền 1 đến 4 triệu đồng: Đối với hành vi mất, cháy, hỏng hóa đơn quá thời hạn từ 1 đến 5 ngày tính từ ngày hết thời hạn theo quy định (trừ các trường hợp tại Khoản 1 điều này)

- Phạt tiền từ 4 đến 8 triệu đồng: Đối với các hành vi mất, cháy, hỏng hóa đơn chậm trễ quá thời hạn từ 6 ngày trở lên từ ngày hết thời hạn theo quy định; hoặc hành vi không khai báo làm mất, hỏng hóa đơn.

2.3.2: Mất hóa đơn đầu ra đã thông báo phát hành

Theo quy định tại Điều 26, Nghị định 125/2020/NĐ-CP, đối với hành vi làm mất hóa đơn đầu ra đã thông báo phát hành, mức phạt sẽ được áp dụng như sau:

- Phạt cảnh cáo đối với các hành vi:

+ Làm mất, hỏng, cháy hóa đơn đã lập (liên 1, liên 3)  và đã kê khai, nộp thuế, có hồ sơ, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ và có tình tiết giảm nhẹ.

+ Làm mất, cháy, hoặc hỏng hóa đơn đã lập sai (đã xóa bỏ); người bán đã lập hóa đơn khác để thay thế cho hóa đơn sai (hóa đơn xóa bỏ).

Mức phạt cho các doanh nghiệp khi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đầu ra

- Phạt tiền từ 3 đến 5 triệu đồng cho các hành vi:

+ Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên 2), đã kê khai, nộp thuế; có hồ sơ, chứng từ chứng minh mua bán hàng hóa, dịch vụ và có tình tiết giảm nhẹ.

+ Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn; cần có biên bản của người bán và người mua để ghi nhận sự việc đã xảy ra.

- Phạt tiền từ 4 đến 8 triệu đồng đối với các hành vi:

+ Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã phát hành, đã mua của cơ quan thuế nhưng chưa lập hóa đơn.

+ Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn liên 2; đã kê khai nộp thuế, có hồ sơ, chứng từ chứng minh quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ. Trong trường hợp người mua làm mất hóa đơn, 2 bên cần lập biên bản ghi nhận sự việc.

- Phạt từ 5 đến 10 triệu đồng: Với hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập; đã khai nộp thuế trong quá trình lưu trữ hóa đơn hoặc sử dụng hóa đơn (trừ trường hợp quy định tại Khoản 1, 2, 3 của Điều này).

Trên đây là một số vấn đề liên quan đến hóa đơn đầu ra mới nhất năm 2021 mà VNPT đã tổng hợp. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức bổ ích.

đối tác chiến lược

hổ trợ trực tuyến