img
Bluesea sáng tạo giá trị cuộc sống

Tổng hợp các quy định kiểm toán cần biết

Kiểm toán là hoạt động khá quen thuộc với các doanh nghiệp, do nhiều chủ thể tiến hành. Vì vậy, tùy thuộc vào loại kiểm toán mà quyền và nghĩa vụ của chủ thể thực hiện kiểm toán và đối tượng bị kiểm toán có sự khác nhau. Dưới đây là tổng hợp các quy định kiểm toán mà bạn không nên bỏ qua.

1. Kiểm toán là gì?

Kiểm toán là quá trình các chuyên gia có thẩm quyền thu thập, đánh giá các bằng chứng liên quan đến thông tin của đơn vị được kiểm toán, nhằm xác nhận và báo cáo mức độ phù hợp của các thông tin với chuẩn mực đã được thiết lập sẵn.

Mục tiêu của kiểm toán:

- Đảm bảo cho người sử dụng BCTC về tính trung thực, hợp lý của BCTC, tính hiệu quả của hoạt động và tính tuân thủ các pháp luật liên quan.

- Phát hiện, sửa chữa kịp thời sai phạm

- Phục vụ việc quản lý của Nhà nước trong sử dụng ngân sách của Nhà nước.

Cách phân loại kiểm toán:

- Theo mục đích kiểm toán:

+ Kiểm toán hoạt động

+ Kiểm toán tuân thủ

+ Kiểm toán BCTC

- Theo chủ thể kiểm toán:

+ Kiểm toán nội bộ

+ Kiểm toán Nhà nước

+ Kiểm toán độc lập

bao-hanh-dien-tu

Kiểm toán là quá trình thu thập, đánh giá bằng chứng

2. Tổng hợp các quy định kiểm toán cần biết

Trong hoạt động kiểm toán độc lập, trách nhiệm của Cơ quan quản lý được quy định như thế nào? Quyền và nghĩa vụ của đơn vị được kiểm toán được xác định ra sao? Cùng đi tìm câu trả lời ngay trong phần dưới đây.

quy-dinh-kiem-toan

Cần lưu ý gì về các quy định kiểm toán?

2.1. Quy định kiểm toán độc lập

Theo quy định của Luật kiểm toán độc lập năm 2011, phân cấp quản lý được quy định như sau:

- Thứ 1: Chính phủ thống nhất về hoạt động kiểm toán độc lập.

- Thứ 2: Bộ Tài Chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ về hoạt động kiểm toán độc lập với các nhiệm vụ, quyền hạn như sau:

  • Xây dựng và trình lên Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành, hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về kiểm toán độc lập.
  • Xây dựng, trình lên Chính phủ các quyết định chiến lược để phát triển hoạt động kiểm toán độc lập.
  • Quy định điều kiện tổ chức thi cấp chứng chỉ kiểm toán viên, thu hồi những chứng chỉ của kiểm toán viên không đủ năng lực, trình độ.
  • Quy định mẫu Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề kiểm toán, thu hồi (cấp lại) Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
  • Đình chỉ kinh doanh dịch vụ kiểm toán.
  • Thanh kiểm tra, giải quyết các vấn đề tranh chấp về kiểm toán độc lập
  • Thanh kiểm tra các hoạt động thuộc lĩnh vực kiểm toán độc lập của tổ chức kiểm toán.
  • Quy định về việc cập nhật kiến thức cho các kiểm toán viên.
  • Quy định về việc đăng ký và quản lý hành nghề kiểm toán, công khai danh sách các doanh nghiệp kiểm toán và kiểm toán viên đang hành nghề.
  • Quy định kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán.
  • Tổng kết đánh giá hoạt động kiểm toán.
  • Thực hiện hợp tác quốc tế về kiểm toán độc lập.

- Thứ 3: Các Bộ và cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài Chính thực hiện quản lý nhà nước về kiểm toán độc lập.

- Thứ 4: UBND tỉnh, và thành phố trực thuộc TW có trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động kiểm toán độc lập tại địa phương trong nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

2.2. Quy định kiểm toán về đơn vị được kiểm toán

a. Quyền của đơn vị được kiểm toán

quy-dinh-kiem-toan
Quyền của đơn vị được kiểm toán quy định trong Luật kiểm toán.

Luật kiểm toán độc lập 2011 quy định về quyền của đơn vị được kiểm toán như sau:

  • Chọn lựa doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam và các kiểm toán viên đủ điều kiện hành nghề theo quy định pháp luật để giao kết hợp đồng kiểm toán, trừ một số trường hợp theo quy định.
  • Yêu cầu doanh nghiệp kiểm toán cung cấp thông tin trong hồ sơ đăng ký hành nghề kiểm toán và thông tin về kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam.
  • Có thể từ chối cung cấp thông tin không liên quan đến nội dung kiểm toán.
  • Được đề nghị thay thành viên tham gia kiểm toán khi có bằng chứng chứng minh thành viên đó vi phạm nguyên tắc hoạt động kiểm toán độc lập.
  • Thảo luận và giải trình bằng văn bản với những vấn đề chưa phù hợp.
  • Khiếu nại về hành vi trái pháp luật của các thành viên tham gia cuộc kiểm toán.
  • Yêu cầu bồi thường khi doanh nghiệp kiểm toán gây thiệt hại.
  • Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

b. Nghĩa vụ của đơn vị được kiểm toán

Luật kiểm toán độc lập 2011 quy định nghĩa vụ của đơn vị kiểm toán như sau:

  • Phải cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin theo yêu cầu của kiểm toán viên và chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về các thông tin, tài liệu đã cung cấp.
  • Thực hiện các yêu cầu của kiểm toán viên về việc thu nhập bằng chứng kiểm toán theo yêu cầu của chuẩn mực kiểm toán, điều chỉnh các sai sót để báo cáo kiểm toán không có các ý kiến ngoại trừ. Trong trường hợp không điều chỉnh các sai sót theo ý kiến của đơn vị kiểm toán, cần giải trình bằng văn bản
  • Phối hợp, tạo điều kiện cho kiểm toán viên hành nghề kiểm toán.
  • Không được có những hành vi hạn chế phạm vi các vấn đề cần kiểm toán.
  • Nghiên cứu đề nghị của doanh nghiệp kiểm toán về những vấn đề sai sót trong báo cáo tài chính để có biện pháp khắc phục kịp thời.
  • Thông báo kịp thời, đầy đủ vi phạm trong hoạt động kiểm toán cho Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
  • Thanh toán toàn bộ chi phí cho dịch vụ kiểm toán như đã ký trong hợp đồng.
  • Trường hợp ký hợp đồng với doanh nghiệp kiểm toán từ 3 năm liên tục trở lên, yêu cầu doanh nghiệp kiểm toán phải thay đổi kiểm toán viên ký báo cáo kiểm toán.
  • Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Trên đây là các quy định kiểm toán và một số vấn đề liên quan đến hoạt động kiểm toán. Hy vọng bài viết đã cung cấp thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Ngoài ra, nếu có mọi thắc mắc về thuế và phần mềm hóa đơn điện tử, bạn đọc vui lòng liên hệ ngay với VNPT để được giải đáp!

đối tác chiến lược

hổ trợ trực tuyến