img
Bluesea sáng tạo giá trị cuộc sống

Thuế là gì? Thuế doanh nghiệp phải nộp sau thành lập công ty

Thuế là một khoản chi phí bắt buộc mà các đơn vị kinh doanh phải nộp cho nhà nước. Tuy nhiên, nhiều  doanh nghiệp vẫn chưa thực sự hiểu được thuế doanh nghiệp là gì, tại sao phải nộp thuế và phải nộp loại thuế gì sau khi thành lập công ty. Hãy cùng Binvoice tìm hiểu nhé!

Thuế là gì?

Cho đến bây giờ vẫn chưa có một sự thống nhất về khái niệm của thuế. Bởi vì, thực tế, nếu nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau thì các nhà kinh tế học lại đưa ra những khái niệm khác nhau. 

Khái niệm phổ biến mà nhiều người nhắc đến nhất về thuế đó là một khoản thu mang tính bắt buộc, không bồi hoàn trực tiếp của nhà nước đối với các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu và bù đắp các chi tiêu của nhà nước vì lợi ích chung.

Ngoài ra, thuế còn có khái niệm khác đó là thuế là một khoản nộp bắt buộc mà cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức có nghĩa vụ phải thực hiện đối với nhà nước, được phát sinh dựa trên cơ sở của các văn bản pháp luật được ban hành bởi nhà nước, không mang tính chất đối giá và hoàn trả trực tiếp đối với những đối tượng nộp thuế. 

Thue-la-gi

Thuế là gì? Thuế doanh nghiệp phải nộp sau thành lập công ty

Một vài đặc điểm cơ bản của thuế

Thuế là khoản thu của nhà nước có tính chất bắt buộc

Với nhà nước thì thuế là nguồn tiền chính được thu từ các cá nhân hay tổ chức đang hoạt động kinh doanh. Dù muốn hay không muốn thì khi đã thành lập doanh nghiệp thì các cá nhân hoặc tổ chức khi đủ điều kiện thì cần phải thực hiện nộp thuế cho nhà nước theo đúng quy định của pháp luật. 

Thuế là nguồn ngân sách chính để nhà nước thực hiện chi cho các lợi ích quốc gia như cơ sở vật chất, giáo dục, quốc phòng, y tế… 

Đây chính là tính chất nổi bật của thuế, nhằm mục đích đảm bảo các cá nhân hoặc tổ chức phải nộp thuế. Đây là quy định được nhà nước ban hành, nhà nước sẽ sử dụng quyền lực của mình để yêu cầu và bắt buộc các cá nhân, tổ chức phải tuân theo. 

Nộp thuế là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi công dân, vì thế, nếu cá nhân hoặc doanh nghiệp không nộp thuế thì nhà nước sẽ có chế tài xử lý nghiêm minh.

Nếu là người thu thuế cần phải thực hiện đúng với cá nhân, tổ chức đủ điều kiện thì nhất định phải tiến hành thu thuế. Chỉ có chắc chắn phải thực hiện thu thuế chứ không được phép lựa chọn thu thuế hay không, cần phải đảm bảo bình đẳng giữa các cá nhân và tổ chức nộp thuế.

Thuế không bồi hoàn trực tiếp, không mang tính đối giá

Với những khoản thuế mà công dân, cá nhân hoặc tổ chức đã nộp trực tiếp cho nhà nước thì chắc chắn sẽ không được hoàn trả trực tiếp mà sẽ thông qua gián tiếp. Có nghĩa là, khi bạn nộp thuế thì cái mà bạn nhận lại được chính là những dịch vụ công cộng mà người bỏ tiền để tạo ra đó chính là nhà nước. Các dịch có thể kể đến như cầu đường, trường học…, các vấn đề liên quan xã hội khác và người dân chính là những người được hưởng những lợi ích đó. 

Theo quy định thì bất kỳ công dân, cá nhân hay tổ chức đủ điều kiện nộp thuế thì cho dù họ đã được nhận lợi ích công cộng hay chưa được nhận thì đều phải nộp thuế cho nhà nước.

Mặc dù, cá nhân, tổ chức bắt buộc phải nộp thuế cho nhà nước nhưng họ lại không có quyền đòi hỏi nhà nước phải hoàn trả bằng dịch vụ hoặc hàng hóa thay thế. Thế nhưng, các cá nhân, tổ chức có thể bày tỏ ý kiến và quan điểm của mình về sự chênh lệch giữa số tiền đóng thuế với giá trị dịch vụ mà họ nhận được. Khi đó, nhà nước sẽ căn cứ vào đó để có quyết định cân đối chi tiêu sao cho phù hợp nhất.

Nhân dân sẽ được quyền kiểm tra chi tiêu tài chính của nhà nước thông qua việc kiểm tra thông đại biểu tại các cơ quan đại diện. 

Thuế thể hiện quyền lực của nhà nước, có tính pháp lý cao

Thuế gắn liền với nhà nước, là khoản thu nhằm đảm bảo ngân sách của nhà nước. Vì thế, Nhà nước ban hành các chính sách về thuế vào quy định pháp luật để hạn chế và tránh tình trạng thu thuế vô tội vạ. Bên cạnh đó, cũng đảm bảo tuân thủ việc nộp thuế của công dân, cá nhân hoặc tổ chức bắt buộc phải thực hiện nếu đủ điều kiện. 

Ngoài ra, tính quyền lực của nhà nước trong việc thực hiện thu nộp thuế của cả hai bên còn được thể hiện qua những quy định ban hành về chế tài áp dụng với các trường hợp không tuân thủ đúng quy định về việc thu nộp thuế của nhà nước.

Những quy định được ban hành bởi Nhà nước không chỉ có tính răn đe mà còn là biện pháp để đảm bảo tính đồng bộ và hiệu quả trong việc thu nộp thuế nhằm cân đối và đảm bảo về nguồn tài chính cho nhà nước.

Phạm vi áp dụng của thuế

Thuế là quy định và chính sách được ban hành bởi nhà nước, được áp dụng trên phạm vi toàn lãnh thổ đất nước và được thực hiện đồng bộ giữa các địa phương, không có sự phân biệt.

Những công dân, cá nhân và tổ chức nằm trong phạm vi quy định của pháp luật đều phải có trách nhiệm và nghĩa vụ phải nộp thuế cho nhà nước.

Việc điều chỉnh và đưa ra quy định về phạm vi áp dụng sẽ giúp điều chỉnh luật pháp phù hợp, đảm bảo các công dân và đối tượng liên quan phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế. bên cạnh đó, đặc điểm này còn giúp nhà nước điều chỉnh toàn diện về hoạt động sản xuất, kinh doanh của các cá nhân, tổ chức để phù hợp.

Thuế doanh nghiệp phải nộp sau khi thành lập công ty bao gồm những gì?

Hiện nay, các doanh nghiệp tại Việt Nam cần phải nộp 4 loại thuế chính sau:

Thuế môn bài

Thuế môn bài hay còn gọi là lệ phí môn bài, là loại thuế mà bắt buộc các doanh nghiệp phải nộp cho nhà nước hàng năm.

Đối tượng phải nộp thuế môn bài đó chính là các doanh nghiệp, công ty, hộ kinh doanh, hợp tác xã… Doanh nghiệp cần phải nộp tờ khai thuế môn bài cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp ngay sau khi có giấy phép kinh doanh.

Thue-mon-bai

Thuế môn bài

Thuế giá trị gia tăng (VAT)

Thuế giá trị gia tăng là phần chênh lệch giữa giá mua và giá bán hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ. Doanh nghiệp muốn biết chính xác số tiền thuế giá trị gia tăng mà mình phải nộp thì đơn vị đó phải đảm bảo đã đăng ký kê khai thuế giá trị gia tăng và theo phương pháp mình lựa chọn.

Hiện nay, để kê khai thuế giá trị gia tăng doanh nghiệp có thể lựa chọn 2 phương pháp là phương pháp khấu trừ và trực tiếp.

  • Đối với phương pháp khấu trừ thì thuế giá trị tra tăng được tính như sau:

Khi thuế giá trị gia tăng lớn hơn đầu vào thì đơn vị kinh doanh phải nộp phần chênh lệch. Còn nếu thuế giá trị gia tăng đầu ra nhỏ hơn đầu vào thì đơn vị kinh doanh sẽ được khấu trừ phần chênh lệch.

  • Đối với phương pháp trực tiếp, thuế giá trị gia tăng được tính:

Với trường hợp kê khai phương thức trực tiếp trên doanh thu, thuế giá trị gia tăng được tính theo công thức:

Thuế GTGT = Giá trị của hàng hóa bán ra x Thuế suất thuế GTGT

Thuế thu nhập doanh nghiệp 

Đây là loại thuế được thu dựa trên mức lợi nhuận thu được cuối cùng của doanh nghiệp sau khi trừ tất cả chi phí. Các trường hợp lá cá nhân, tổ chức, đơn vị kinh doanh hàng hóa, dịch vụ khi có thu nhập bắt buộc phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Thuế thu nhập cá nhân được tính bằng cách như sau: 

Thuế TNCN phải nộp = Giá tính thuế TNCN x Thuế suất

Thuế thu nhập cá nhân

Đây chính là loại thuế mà doanh nghiệp đứng ra để nộp thay cho người lao động. Thuế thu nhập cá nhân sẽ được tính theo tháng, kê khai theo tháng hoặc theo quý nhưng sẽ được quyết toán theo năm. Thuế thu nhập cá nhân tính bằng cách:

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế TNCN x Thuế suất

Thuế là khoản nộp mà các doanh nghiệp bắt buộc phải nộp và là khoản thu bắt buộc của Nhà nước. Chính vì thế, nộp thuế là quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi công dân, cá nhân, tổ chức đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế nước nhà. Để biết thêm thông tin chi tiết truy cập ngay vào http://b-invoice.vn/ hoặc truy cập ngay tới hhotline:  0902211505

đối tác chiến lược

hổ trợ trực tuyến