img
Bluesea sáng tạo giá trị cuộc sống

Phân biệt hóa đơn điện tử, hóa đơn tự in và hóa đơn đặt in

Bạn hay bị nhầm lẫn và khó phân biệt hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in và hóa đơn điện tử B-invoice? Vậy thì bài viết này chắc chắn sẽ mang tới nhiều thông tin hữu ích cho bạn về cách phân biệt 03 hình thức hóa đơn trên.

1. Hóa đơn tự in là gì?

Một trong những cách phân biệt hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in và hóa đơn điện tử đơn giản, nhanh chóng nhất là bạn phải hiểu từng hình thức hóa đơn đó là gì và áp dụng cho những đối tượng nào.

Hóa đơn tự in được hiểu là hình thức hóa đơn do tổ chức kinh doanh tự in ra trên thiết bị tin học, máy tính tiền hoặc các loại máy bán hàng, cung ứng dịch vụ khác. 

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 6, Thông tư 39/2014/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành thì hóa đơn tự in sẽ được phép tạo bởi các đối tượng sau:

  • Các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp được tạo hóa đơn kể từ ngày có mã số thuế: Doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao; các đơn vị sự nghiệp công lập có sản xuất, kinh doanh; các doanh nghiệp, Ngân hàng có mức vốn điều lệ từ 15 tỷ đồng trở lên tính theo số vốn đã thực góp đến thời điểm thông báo phát hành hóa đơn.
  • Các doanh nghiệp mới thành lập từ ngày Thông tư 39/2014/TT-BTC có hiệu lực thi hành, có vốn điều lệ dưới 15 tỷ đồng, là doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ có thực hiện đầu tư mua sắm tài sản cố định, máy móc, thiết bị có giá trị từ 1 tỷ đồng trở lên tại thời điểm thông báo phát hành hóa đơn được tự in hóa đơn để sử dụng cho việc bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

huong-dan-phan-biet-hoa-don-dien-tu-vnpt

Phân biệt hóa đơn điện tử, hóa đơn tự in và hóa đơn đặt in

2. Hóa đơn đặt in là gì?

Hiểu được hóa đơn đặt in là gì thì bạn mới có thể dễ dàng và nhanh chóng phân biệt hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in và hóa đơn điện tử.

Theo đó, hóa đơn đặt in được hiểu là hình thức hóa đơn do cơ quan thuế đặt in theo mẫu để cấp/bán cho các đơn vị kinh doanh hoặc sẽ do các đơn vị kinh doanh tự đặt in theo mẫu để sử dụng, phục vụ cho hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

Tại Khoản 1, Điều 8, Thông tư 39/2014/TT-BTC, Bộ Tài chính đã quy định các đối tượng được tạo hóa đơn đặt in như sau:

  • Các doanh nghiệp mới thành lập từ ngày Thông tư 39/2014/TT-BTC có hiệu lực thi hành, có vốn điều lệ dưới 15 tỷ đồng, là doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ có thực hiện đầu tư mua sắm tài sản cố định, máy móc, thiết bị có giá trị từ 1 tỷ đồng trở lên tại thời điểm thông báo phát hành hóa đơn nếu không sử dụng hóa đơn tự in thì được tạo hóa đơn đặt in nhằm phục vụ cho các hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
  • Các đơn vị kinh doanh, doanh nghiệp không thuộc đối tượng mua hóa đơn của cơ quan thuế sẽ được tạo hóa đơn đặt in nhằm phục vụ cho các hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
  • Cục Thuế được tạo hóa đơn đặt in để bán hoặc cấp cho các đơn vị kinh doanh theo đúng quy định pháp luật.

3. Hóa đơn điện tử là gì?

Khi phân biệt hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in và hóa đơn điện tử thì hóa đơn điện tử chính là hóa đơn khác hẳn với hai loại hình hóa đơn còn lại.

Hóa đơn điện tử được hiểu là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý theo đúng quy định của Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành khác của các cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Hóa đơn điện tử được sử dụng, khởi lập, lập, xử lý trên trên hệ thống máy tính của tổ chức, đơn vị kinh doanh đã được cấp mã số thuế khi bán hàng hóa, dịch vụ và được lưu trữ trên máy tính của các bên theo đúng như quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

Do đó, mọi loại hình doanh nghiệp đều có thể sử dụng loại hình hóa đơn điện tử này, chỉ cần đáp ứng đúng quy định về sử dụng hóa đơn điện tử của các cơ quan có thẩm quyền.

4. Điểm giống và khác biệt nhất giữa ba loại hóa đơn

Sau khi đã hiểu bản chất của mỗi hình thức hóa đơn là gì, được áp dụng cho những đối tượng vào thì bạn đã có thể dễ dàng phân biệt hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in và hóa đơn điện tử, về sự giống và khác nhau của chúng.

4.1 Đặc điểm giống nhau

Thứ nhất, căn cứ theo quy định pháp luật thì nhìn chung cả 03 loại hình hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in và hóa đơn điện tử đều phải đảm bảo các tiêu thức cơ bản về mặt nội dung theo Điều 4, Thông tư 39/2014/TT-BTC. Cụ thể:

  • Tên loại hóa đơn.
  • Ký hiệu mẫu số hóa đơn và ký hiệu hóa đơn.
  • Tên liên hóa đơn (áp dụng với hóa đơn tự in và hóa đơn đặt in).
  • Số thứ tự hóa đơn.
  • Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán.
  • Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua.
  • Tên hàng hóa, dịch vụ; đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền ghi bằng số và bằng chữ.
  • Người mua, người bán ký và ghi rõ họ tên, dấu người bán (nếu có) và ngày, tháng, năm lập hóa đơn.
  • Tên tổ chức nhận in hóa đơn.
  • Hóa đơn được thể hiện bằng tiếng Việt.

Ngoài ra, một số nội dung không bắt buộc trên hóa đơn hoặc những trường hợp ngoại lệ sẽ thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Thứ hai, dù là loại hóa đơn nào thì đều có chung mục đích phục vụ cho việc bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ của các đơn vị kinh doanh.

4.2 Điểm khác nhau

Khi phân biệt hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in và hóa đơn điện tử, điểm khác nhau nổi bật nhất có thể dễ dàng nhận thấy ở các loại hình hóa đơn này chính là phương thức tạo lập, sử dụng và thời hạn sử dụng.

Theo đó, nếu hóa đơn tự in và hóa đơn đặt in được gọi chung là hóa đơn giấy, được tạo lập, lưu trữ trên văn bản dạng giấy thì hóa đơn điện tử lại khác hẳn, nó được tạo lập, sử dụng và lưu trữ hoàn toàn trên các phương tiện điện tử. Thông thường, các đơn vị kinh doanh sẽ sử dụng hóa đơn điện tử thông qua phần mềm hóa đơn điện tử như B-invoice của các nhà cung cấp hóa đơn điện tử uy tín như Bluesea.

Điểm khác biệt thứ hai giữa các loại hình hóa đơn trên chính là thời hạn sử dụng hóa đơn. Theo như Thông tư 68/2019/TT-BTC được ban hành mới nhất bởi Bộ Tài chính thì từ ngày 01/11/2020 các đơn vị kinh doanh phải hoàn thành chuyển đổi sang loại hình hóa đơn điện tử là chấm dứt hoàn toàn việc sử dụng hóa đơn tự in và hóa đơn đặt in.

Như vậy, từ ngày 01/11/2020, các doanh nghiệp chỉ được sử dụng duy nhất một loại hình hóa đơn là: Hóa đơn điện tử. Chỉ còn vài tháng nữa là đến thời hạn bắt buộc phải chuyển đổi hóa đơn điện tử, nếu bạn và doanh nghiệp chưa thể tìm ra phần mềm hóa đơn điện tử uy tín, chuyên nghiệp thì có thể tham khảo ngay hóa đơn điện tử

Không chỉ đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ hóa đơn của pháp luật, hóa đơn điện tử B-Invoice còn là phần mềm tiên phong áp dụng thành công công nghệ Blockchain vào hóa đơn điện tử, giúp tối ưu bảo mật, an toàn cho dữ liệu hóa đơn của các doanh nghiệp.

Hiện nay, hóa đơn điện tử đang là sự lựa chọn hàng đầu của phần lớn các doanh nghiệp lớn FDI tại Việt Nam. Như vậy, bài viết trên đây đã giúp bạn phân biệt hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in và hóa đơn điện tử đơn giản, nhanh chóng và chi tiết nhất.

Để được tư vấn hóa đơn điện tử B-invoice miễn phí, chi tiết cụ thể, Quý Khách có thể liên hệ

BAN KHÁCH HÀNG TỔ CHỨC VÀ DOANH NGHIỆP

Địa chỉ: 91 Trung Kính - Trung Hòa - Cầu Giấy - Hà Nội

Chi nhánh HCM: 205B Hoàng Hoa Thám - P6 - Quận Bình Thạnh - TP. HCM

Hotline: 0968154233 - Email: habt@bluesea.vn

đối tác chiến lược

hổ trợ trực tuyến