img
Bluesea sáng tạo giá trị cuộc sống

Hướng dẫn lập báo cáo hóa đơn hộ kinh doanh năm 2022

Năm 2022, lập báo cáo hóa đơn hộ kinh doanh năm 2022 như thế nào? Cùng với chủ trương triển khai áp dụng hóa đơn điện tử trên toàn quốc, năm 2022, doanh nghiệp, cá nhân, hộ kinh doanh cần lưu ý một số quy định về báo cáo hóa đơn. Đối tượng vẫn sử dụng hóa đơn giấy, đã chuyển đổi sang hóa đơn điện tử theo Nghị định 123, Thông tư 78 sẽ báo cáo hóa đơn như thế nào? Doanh nghiệp, hộ - cá nhân kinh doanh có thể cập nhật các quy định mới nhất theo các thông tin dưới đây.

1. Hộ kinh doanh năm có cần báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn không?

1/7/2022 là thời điểm bắt buộc áp dụng hóa đơn điện tử trên phạm vi toàn quốc. Vì vậy, ở thời điểm này, hộ kinh doanh sẽ chia ra thành đối tượng vẫn sử dụng hóa đơn giấy, hóa đơn điện tử cũ và đối tượng áp dụng hóa đơn điện tử theo quy định mới.

1.1. Hộ kinh doanh đang sử dụng hóa đơn giấy, hóa đơn điện tử cũ

Đối tượng đang sử dụng hóa đơn giấy, hóa đơn điện tử cũ theo Nghị định 51/2010/NĐ-CP, Nghị định 04/2014/NĐ-CP, Thông tư 32/2014/TT

BTC, chưa chuyển đổi sang sử dụng hóa đơn điện tử theo Thông tư 78/2021/TT-BTC và Nghị định 123/2020/NĐ-CP sẽ áp dụng quy định báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo Thông tư 39/2014/TT-BTC.

Cụ thể, theo Điều 27, Thông tư 39/2014/TT-BTC, đối tượng phải báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn như sau:

  • Báo cáo hình hình sử dụng hóa đơn theo tháng: Doanh nghiệp sử dụng hóa đơn tự in, đặt in có hành vi vi phạm không được sử dụng hóa đơn tự in, đặt in, doanh nghiệp thuộc diện rủi ro cao về thuế phải sử dụng hóa đơn mua của cơ quan thuế.
  • Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quý: Tổ chức, hộ, cá nhân bán hàng hóa, dịch vụ (trừ đối tượng thuộc diện được cơ quan thuế cấp hóa đơn) có trách nhiệm nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp, kể cả khi trong kỳ không phát sinh sử dụng hóa đơn.

Ngoài các trường hợp nêu trên, một số trường hợp khác tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân bán hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn khi:

  • Chia, tách, sáp nhập, phá sản, giải thể hoặc chuyển đổi sở hữu.
  • Giao, khoán, bán hoặc cho thuê doanh nghiệp nhà nước.

hoa-don-giay-bao-hanh-dien-tu

Hộ kinh doanh dùng hóa đơn giấy vẫn phải báo cáo sử dụng hóa đơn.

1.2. Đối tượng áp dụng hóa đơn điện tử theo Thông tư 78, Nghị định 123

Tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC sẽ không phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn điện tử.

Nói cách khác, từ 1/7/2022 là thời điểm bắt đầu sử dụng hóa đơn điện tử trên phạm vi cả nước, nhiều đối tượng sẽ không phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, nếu đối tượng phải áp dụng hóa đơn điện tử trước thời điểm trên cũng không phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.

hoa-don-dien-tu
Từ 1/7/2022, hộ kinh doanh dùng HĐĐT không phải báo cáo sử dụng hóa đơn.

Đối với các tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn mua của cơ quan thuế thì phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quy định tại Điều 29, Nghị định 123/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Đối tượng doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh mua hóa đơn của cơ quan thuế có trách nhiệm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo Mẫu BC26/HDG và bảng kê hóa đơn sử dụng trong kỳ cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Ngoài ra, một số trường hợp khác sẽ phải nộp báo cáo hình hình sử dụng hóa đơn và bảng kê hóa đơn sử dụng trong kỳ khi phát sinh các hoạt động:

  • Chia, tách, sáp nhập, phá sản, giải thể hoặc chuyển đổi sở hữu.
  • Giao, khoán, bán hoặc cho thuê doanh nghiệp nhà nước.

2. Mẫu báo cáo hình hình sử dụng hóa đơn theo tháng cho hộ kinh doanh

Theo các quy định nêu ở phần trên, doanh nghiệp, hộ kinh doanh sử dụng hóa đơn tự in, đặt in có dấu hiệu vi phạm không được phép sử dụng hóa đơn tự in, đặt in, các doanh nghiệp thuộc diện có rủi ro cao về thuế mua hóa đơn của cơ quan thuế phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng.

Mẫu báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn đang sử dụng là Mẫu BC26/AC, ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài Chính. Theo mẫu này, doanh nghiệp, hộ kinh doanh cần phải kê khai một số nội dung gồm:

  • Thông tin người nộp thuế: Tên tổ chức (cá nhân), mã số thuế, địa chỉ.
  • STT, tên loại hóa đơn: Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ,...
  • Ký hiệu mẫu hóa đơn.
  • Ký hiệu hóa đơn.
  • Số tồn đầu kỳ, mua/phát sinh trong kỳ.
  • Số sử dụng, xóa bỏ, mất, hủy trong kỳ.
  • Tồn cuối kỳ.
  • Chữ ký: Người lập phiếu ký và ghi rõ họ tên, người đại diện theo pháp luật ký và đóng dấu.

Khi lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng, hộ kinh doanh cần lưu ý:

  • Hạn cuối nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo.
  • Việc nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng được thực hiện trong thời gian 12 tháng kể từ ngày thành lập hoặc kể từ ngày chuyển sang diện mua hóa đơn của cơ quan thuế. Hết thời hạn trên cơ quan thuế sẽ kiểm tra việc báo cáo tình hình hóa đơn và tình hình kê khai, nộp thuế để quyết định cho doanh nghiệp chuyển sang báo cáo tình hình hóa đơn theo quý.

3. Hướng dẫn báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quý trên HTKK

Để báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng, tổ chức, doanh nghiệp, hộ kinh doanh thực hiện:

Bước 1: Đăng nhập phần mềm HTKK.

Người nộp thuế đăng nhập phần mềm HTKK của Tổng cục Thuế.

hoa-don-dien-tu

Giao diện đăng nhập phần mềm HTKK

Bước 2: Truy cập mục “Hóa đơn” => “Báo cáo hình hình sử dụng hóa đơn (BC26/AC)” => Chọn “Kỳ báo cáo” theo tháng hoặc theo quý sau đó bấm “Đồng ý”.

hoa-don-dien-tu

Kỳ báo cáo trên mẫu BC26/AC.

Lưu ý: Trên phần mềm có 2 mẫu BC26/AC:

  • Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn BC26/AC: Áp dụng đối với những doanh nghiệp thông thường.
  • Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo số lượng BC26/AC: Áp dụng đối với những hóa đơn được quy định tại Điều 27, Thông tư 39/2014/TT-BTC, gồm: Hóa đơn cước dịch vụ viễn thông, hóa đơn tiền điện, nước, hóa đơn thu phí các dịch vụ như ngân hàng, vé vận tải hành khách của các đơn vị vận tải, các loại tem, vé và một số trường hợp khác do Bộ Tài Chính quy định.

Bước 3: Nhập số liệu trên các cột

  • Cột 1 -  Số thứ tự: Điền số thứ tự hóa đơn, trường hợp muốn thêm dòng thì bấm “F5”, xóa dòng thì bấm “F6”.
  • Cột (2) - “Mã loại hóa đơn”: Chọn loại hóa đơn cần báo cáo.
  • Cột “Tên loại hóa đơn”: Không cần nhập, hệ thống sẽ tự động nhảy theo Mã loại hóa đơn.
  • Cột (3): Ký hiệu mẫu hóa đơn: Nhập theo mẫu hóa đơn của doanh nghiệp.
  • Cột (4) - Ký hiệu hóa đơn: Ký hiệu trên hóa đơn của doanh nghiệp.
  • Cột (5) - Tổng số: Phần mềm tự tính.
  • Cột (6), (7) (Số tồn đầu kỳ: Từ số - Đến số): Nhập dạng số tồn hóa đơn.
  • Cột (8), (9) (Số mua/phát hành trong kỳ: Từ số - Đến số): Nhập dạng số.

hoa-don-dien-tu

Cột (1) - Cột (9) trên mẫu BC26/AC.

  • Cột (10), (11), (12): Phần mềm tự động cập nhật.
  • Cột (13): Số lượng hóa đơn đã sử dụng, doanh nghiệp nhập theo số hóa đơn sử dụng trong kỳ (không bao gồm các hóa đơn đã xóa bỏ, mất, hủy.
  • Cột (14), (16), (18): Không phải nhập.
  • Cột (15), (17), (19): Nhập “Số hóa đơn” xóa bỏ, mất, hủy và các số này phải nằm trong khoảng chỉ tiêu [(10) - (11)], không được trùng nhau hay giao nhau.

hoa-don-dien-tu-4

Cột (10) - Cột (19) trên mẫu BC26/AC.

  • Cột (20), (21), (22): Hệ thống sẽ tự động cập nhật.
  • Mục “Người lập biểu”: Nhập dạng text.
  • Mục “Người đại diện theo pháp luật”: Nhập tên của Giám đốc.
  • Mục “Ngày lập báo cáo”: Mặc định là ngày hiện tại, cho phép sửa nhưng không được lớn hơn ngày hiện tại.

Trên đây là hướng dẫn lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cho hộ kinh doanh. Các hộ kinh doanh cần lưu ý các trường hợp cần lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, các trường hợp không cần lập và cách điền mẫu BC26/AC.

Ngoài ra, để được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử, vui lòng liên hệ:

đối tác chiến lược

hổ trợ trực tuyến