img
Bluesea sáng tạo giá trị cuộc sống

Bộ Tài chính ban hành Thông tư 78/2021/TT-BTC - Hướng dẫn triển khai hóa đơn điện tử

Nhằm đẩy mạnh lộ trình triển khai hóa đơn điện tử trên phạm vi toàn quốc, ngày 17/9/2021 vừa qua, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 78/2021/TT-BTC hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý thuế số 38/2019 và Nghị định 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn, chứng từ.

1. Nội dung chính Thông tư 78/2021/TT-BTC

Thông tư 78/2021/TT-BTC quy định một số nội dung quan trọng về hóa đơn điện tử bao gồm:

  • Ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử.
  • Mẫu hiển thị các loại hóa đơn điện tử.
  • Ký hiệu mẫu số hóa đơn điện tử.
  • Ký hiệu hóa đơn điện tử.
  • Chuyển đổi áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.
  • Áp dụng hóa đơn điện tử đối với một số trường hợp khác.

Đồng thời, Thông tư cũng quy định về hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế. Một số hướng dẫn về tiêu chí lựa chọn đơn vị cung cấp hóa đơn điện tử, các dịch vụ nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hóa đơn cũng là nội dung đáng chú ý tại Thông tư này.

Theo Thông tư 78/2021/TT-BTC, nội dung hóa đơn giấy bao gồm: Tên loại hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, tên liên hóa đơn, sử dụng biên lai thu thuế - phí - lệ phí của cơ quan thuế đối với cá nhân, hướng dẫn xử lý chuyển tiếp.

Bộ Tài Chính ban hành Thông tư hướng dẫn triển khai hóa đơn điện tử.

2. Bộ Tài Chính khuyến khích áp dụng hóa đơn điện tử trước 1/7/2022

Mặc dù Thông tư 78/2021/TT-BTC chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2022, tuy nhiên Thông tư nêu rõ khuyến khích các cơ quan, tổ chức, cá nhân đáp ứng đủ điều kiện về hạ tầng kỹ thuật, công nghệ thông tin sớm áp dụng hóa đơn điện tử trước ngày 1/7/2022.
Kể từ ngày 1/7/2022 trở đi, toàn bộ các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh thực hiện áp dụng hóa đơn điện tử (trừ trường hợp quy định tại Khoản 1, Điều 14 và Điều 23 của Nghị định 123/2020/NĐ-CP).

Các trường hợp chưa đủ điều kiện áp dụng hóa đơn điện tử theo quy định được sử dụng hóa đơn giấy tối đa 12 tháng, kể từ ngày 1/7/2022 đối với hộ, cá nhân kinh doanh hoạt động trước mốc thời gian này, hoặc kể từ thời điểm đăng ký, sử dụng hóa đơn đối với hộ, cá nhân kinh doanh mới thành lập sau ngày 1/7/2022.

Cũng theo Thông tư 78/2021/TT-BTC, kể từ ngày 1/7/2022, các Thông tư, Quyết định của Bộ Tài chính về hóa đơn được ban hành trước đó sẽ hết hiệu lực thi hành.

Đối với Cơ quan thuế, Thông tư nêu rõ lộ trình triển khai hóa đơn điện tử. Cụ thể, Tổng cục Thuế cần có trách nhiệm đầu tư, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật hệ thống hóa đơn điện tử, sẵn sàng tiếp nhận đề nghị, kết nối với tất cả các tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử đáp ứng đầy đủ các tiêu chí theo quy định.

3. Đẩy mạnh triển khai hóa đơn điện tử trên phạm vi toàn quốc

Ngoài quy định về mốc thời gian, Thông tư 78/2021/TT-BTC hướng dẫn chi tiết triển khai hóa đơn điện tử theo Luật Quản lý thuế số 38/2019, Nghị định 123/2020/NĐ-CP. Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục thuế lập kế hoạch triển khai theo 2 giai đoạn và đã ban hành các Quyết định triển khai hóa đơn điện tử giai đoạn 1 tại 6 tỉnh, thành phố: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Phú Thọ và Bình Định.

Thực hiện áp dụng hóa đơn điện tử theo Thông tư 78/2021/TT-BTC và Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Tổng cục Thuế yêu cầu Cục Thuế các tỉnh, thành phố cần tập trung rà soát, phân loại người nộp thuế trên địa bàn là đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử để thông báo về kế hoạch triển khai, sẵn sàng chuẩn bị mọi điều kiện về cơ sở hạ tầng, giải pháp công nghệ thông tin để thực hiện lập, chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế, gửi hóa đơn điện tử cho người mua, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử.

Mặt khác, Cục Thuế các tỉnh, thành phố có trách nhiệm tổ chức tập huấn cho cán bộ thuế, người nộp thuế các quy định về  hóa đơn điện tử. Các đường dây nóng tại Cục và Chi Cục Thuế cần được công khai, thường xuyên rà soát các vướng mắc là điều cần thiết để kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh, tổ chức triển khai thực hiện hóa đơn điện tử đạt hiệu quả tối ưu.

Bên cạnh những lợi ích thiết thực về chi phí, thời gian, hiệu quả công việc, hóa đơn điện tử mang lại sự an tâm cho khách hàng doanh nghiệp. Đối với cơ quan thuế, hóa đơn điện tử là phương thức hữu hiệu hạn chế các hành vi gian lận, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp. Sớm áp dụng hóa đơn điện tử theo quy định của Bộ Tài chính góp phần chuyển đổi phương thức quản lý minh bạch, hiệu quả, giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp và xã hội.

Ngoài ra, mọi thắc mắc về cách xuất hóa đơn điện tử cho ngành xây dựng cũng như muốn tư vấn thêm về phần mềm hóa đơn điện tử, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:

đối tác chiến lược

hổ trợ trực tuyến