Dedicated Server là gì? Nên mua hay thuê máy chủ vật lý?
Dedicated Server (máy chủ vật lý) là gì?
Dedicated Server hay còn gọi là máy chủ vật lý, là một thành phần quan trọng của hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT). Máy chủ này sẽ được thiết kế với phần cứng thực, chịu trách nhiệm xử lý và lưu trữ dữ liệu cho các tổ chức. Thông qua các thành phần như CPU, RAM và ổ đĩa cứng, máy chủ đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ, từ lưu trữ đến xử lý dữ liệu theo yêu cầu.
Đặc biệt, máy chủ vật lý có khả năng kiểm soát trực tiếp và tối ưu hóa tài nguyên phần cứng. Các tổ chức, doanh nghiệp có thể tùy chỉnh cấu hình máy chủ để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của đơn vị minh. Nhờ vậy, máy chủ vật lý được xem là lựa chọn đầu tư đáng cân nhắc cho các ứng dụng yêu cầu hiệu suất cao và cần kiểm soát chi tiết.
Tuy nhiên, trên thực tế, với sự phát triển của nền tảng điện toán đám mây, các trung tâm dữ liệu điện toán đám mây hiện nay, nhiều tổ chức đang cân nhắc giữa việc sử dụng máy chủ vật lý và các giải pháp đám mây linh hoạt.
Vai trò của máy chủ vật lý
Máy chủ vật lý đảm nhiệm các vai trò cụ thể gồm:
- Lưu trữ dữ liệu: Máy chủ sẽ cung cấp không gian lưu trữ cho dữ liệu quan trọng của tổ chức, từ tệp tin cá nhân đến cơ sở dữ liệu toàn bộ.
- Xử lý dữ liệu: Với các thành phần như CPU, RAM,... được tích hợp, máy chủ sẽ thực hiện xử lý các yêu cầu và nhiệm vụ tính toán phức tạp, đáp ứng nhanh chóng đối với các ứng dụng và dịch vụ.
- Phục vụ ứng dụng/ dịch vụ: Máy chủ này cũng là nền tảng cung cấp các ứng dụng và dịch vụ quan trọng như trang web, email, ứng dụng doanh nghiệp và nhiều hơn thế nữa.
- Bảo mật, quản lý tài nguyên: Máy chủ vật lý chịu trách nhiệm về bảo mật hệ thống và quản lý tài nguyên phần cứng, giúp đảm bảo sự ổn định và an toàn cho dữ liệu.
- Tích hợp, kết nối: Hệ thống máy chủ cũng được biết đến là điểm trung tâm để tích hợp với các hệ thống khác và kết nối với các thiết bị và nguồn dữ liệu khác nhau.
Có thể thấy, không chỉ giới hạn trong việc lưu trữ và xử lý dữ liệu, mà hệ thống máy chủ còn đảm nhiệm nhiều vai trò mở rộng, đảm bảo sự linh hoạt và tính hiệu suất của hạ tầng CNTT của doanh nghiệp.
Cấu tạo của máy chủ vật lý
Máy chủ vật lý có cấu tạo tương tự như các máy tính thông thường, gồm có các thành phần chính:
- Mạch xử lý Mainboard Server
- CPU
- Bộ nhớ RAM
- Ổ đĩa cứng HDD
- Chassis Server
- Card RAID
Nguyên lý hoạt động của máy chủ vật lý
Các máy chủ vật lý đều hoạt động dựa theo mô hình Client - Server. Mô hình này còn có thể hiểu là mô hình gửi yêu cầu và phản hồi, có nghĩa là Client (máy trạm) gửi yêu cầu cho Server (máy chủ). Xử lý dữ liệu sau, máy chủ sẽ gửi kết quả cho máy trạm. Các máy chủ vật lý được thiết kế nhằm đáp ứng các yêu cầu từ khách hàng hoặc các chương trình khác. Trong hạ tầng của Internet Protocol (IP), máy chủ vật lý có cách thức hoạt động tương tự như Socket Listener (giao thức nghe).
Máy chủ vật lý có vai trò cung cấp các dịch vụ, ứng dụng qua Internet, ví dụ như các máy chủ cơ sở dữ liệu (Database Server), máy chủ mail (Mail Server), máy chủ game (Game Server), máy chủ tập tin (File Server), máy chủ in (Print Server), máy chủ Web (Web Server),... hoặc một số loại máy chủ khác.
Các doanh nghiệp sử dụng mô hình này để phát triển các hệ thống Email hoặc Website. Các mô hình mạng ngang hàng P2P (Peer to Peer) thay thế có có thể được dùng để biến máy tính hoạt động như một Server hoặc một Client khi cần.
Ưu và nhược điểm của máy chủ vật lý
Ưu điểm của máy chủ vật lý
- Hiệu suất ổn định: Máy chủ vật lý thường cung cấp hiệu suất ổn định và đáng tin cậy hơn so với các giải pháp đám mây chia sẻ tài nguyên với nhiều người dùng. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các ứng dụng yêu cầu độ trễ thấp và tốc độ cao.
- Bảo mật tốt hơn: Vì máy chủ vật lý nằm trong môi trường kiểm soát của tổ chức, nó có khả năng kiểm soát bảo mật cao hơn. Doanh nghiệp có thể tùy chỉnh cấu hình bảo mật và quản lý truy cập vào dữ liệu của họ.
- Tùy chỉnh linh hoạt: Máy chủ vật lý cho phép tổ chức tùy chỉnh phần cứng và phần mềm theo nhu cầu cụ thể của họ. Điều này giúp tối ưu hóa máy chủ cho ứng dụng.
- Khả năng mở rộng: Doanh nghiệp có thể dễ dàng mở rộng hệ thống máy chủ bằng cách mua thêm máy chủ vật lý mới hoặc nâng cấp máy chủ hiện có để đáp ứng nhu cầu tài dữ liệu của chính mình
- Quản lý và kiểm soát hoàn toàn: Doanh nghiệp có toàn quyền kiểm soát và quản lý máy chủ vật lý của họ.
Nhược điểm của máy chủ vật lý
- Chi phí cao: Server vật lý đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu lớn cho phần cứng và cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, có các chi phí liên quan đến bảo trì và quản lý máy chủ.
- Không linh hoạt trong việc chuyển đổi: Khi doanh nghiệp muốn thay đổi cơ sở hạ tầng việc di chuyển máy chủ vật lý có thể phức tạp và tốn thời gian.
- Tiêu hao năng lượng và không gian: Máy chủ vật lý đòi hỏi không gian vật lý và tiêu thụ năng lượng đáng kể, điều này có thể tạo ra các chi phí liên quan đến điện năng và làm mát.
Doanh nghiệp nên mua hay thuê máy chủ vật lý?
Tùy vào nhu cầu sử dụng, nguồn lực tài chính cùng khả năng quản lý, doanh nghiệp có thể cân nhắc, ra quyết định mua hoặc thuê máy chủ. Trong đó:
Với hình thức mua máy chủ vật lý
Việc mua máy chủ vật lý mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như:
- Doanh nghiệp có quyền kiểm soát toàn bộ hệ thống, từ phần cứng đến phần mềm, đảm bảo tính bảo mật và khả năng tùy chỉnh cao.
- Máy chủ được cấu hình riêng theo nhu cầu sử dụng, đảm bảo hiệu suất cao và đáp ứng các yêu cầu khắt khe.
- Có thể dễ dàng nâng cấp cấu hình máy chủ trong tương lai để đáp ứng nhu cầu phát triển.
- Có thể tự thiết lập các biện pháp bảo mật riêng cho hệ thống, giảm thiểu rủi ro tấn công mạng.
Tuy nhiên, mua máy chủ vật lý cũng có một số hạn chế:
- Doanh nghiệp cần chi trả một khoản chi phí lớn để mua sắm, cài đặt và vận hành máy chủ.
- Cần có đội ngũ nhân viên IT có chuyên môn để quản lý và vận hành hệ thống.
Như vậy, doanh nghiệp nên cân nhắc mua máy trong các trường hợp điển hình như:
- Cần lưu trữ lượng dữ liệu lớn, chạy các ứng dụng quan trọng hoặc cần đảm bảo tính bảo mật cao.
- Có đủ khả năng chi trả chi phí đầu tư và vận hành máy chủ.
- Có thể tự quản lý và vận hành hệ thống máy chủ.
Với hình thức thuê máy chủ vật lý
Thuê máy chủ có những ưu điểm sau:
- Doanh nghiệp chỉ cần trả phí cho thời gian sử dụng máy chủ.
- Không cần có đội ngũ nhân viên IT chuyên môn để quản lý máy chủ.
- Không phải quan tâm đến những yếu tố như khấu hao thiết bị phần cứng, triển khai bảo dưỡng máy chủ. Bởi mọi trách nhiệm trong quá trình vận hành hạ tầng cũng như bảo trì phần cứng máy chủ đều được bàn giao hết cho đơn vị cung cấp thực hiện.
Tuy nhiên, thuê máy chủ cũng có một số hạn chế như doanh nghiệp cần lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ uy tín để đảm bảo bảo mật dữ liệu.
Như vậy, người dùng nên cân nhắc thuê máy chủ vật lý trong các trường hợp sau:
- Không muốn đầu tư chi phí lớn cho việc mua sắm và vận hành máy chủ nhưng vẫn đảm bảo hệ thống hoạt định ổn định, hiệu suất.
- Doanh nghiệp muốn giao việc quản lý và vận hành máy chủ cho nhà cung cấp dịch vụ để tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi của mình.
Tổng kết
Trên đây, Bluesea đã cùng bạn tìm hiểu về Dedicated Server (máy chủ vật lý) là gì? Nên chọn mua hay thuê máy chủ vật lý để phù hợp với nhu cầu sử dụng và nguồn lực của doanh nghiệp. Nếu bạn có nhu cầu thuê máy chủ vật lý thì hãy liên hệ đến Bluesea qua hotline 0907.69.69.46 để được tư vấn chi tiết nhé!
—---------------------------------------------
Công ty cổ phần Công nghệ và Truyền thông Biển Xanh
Website: https://quangcaohieuqua.com.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/blueseacloudserver/
Hotline: 0907.69.69.46
Email: yenht@bluesea.vn
Trụ sở chính: 91 Trung Kính, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội