img
Bluesea sáng tạo giá trị cuộc sống

Top 6 điều doanh nghiệp cần biết khi kê khai thuế bằng hóa đơn điện tử

Kê khai thuế bằng hóa đơn điện tử B-Invoice có được hay không? Kê khai thuế với hóa đơn điện tử khác gì với kê khai thuế bằng hóa đơn giấy? Có được kê khai thuế bằng hóa đơn chuyển đổi từ hóa đơn điện tử B-Invoice hay không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tới bạn những vấn đề hay gặp nhất khi kê khai thuế với HĐĐT.

1. Doanh nghiệp được phép kê khai thuế bằng hóa đơn điện tử

Có được kê khai thuế bằng hóa đơn điện tử hay không là thắc mắc của không ít doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại, nhất là khi hóa đơn điện tử ngày càng phổ biến và được quy định bắt buộc sử dụng từ ngày 01/11/2020.

Căn cứ vào quy định pháp luật hiện hành thì các hóa đơn điện tử hợp lệ và hợp pháp sẽ trở thành căn cứ để các doanh nghiệp hạch kế toán và kê khai thuế. Do đó, các doanh nghiệp hoàn toàn được phép sử dụng hóa đơn điện tử để phục vụ mục đích kê khai thuế.

Việc kê khai thuế bằng loại hình hóa đơn điện tử cũng là chủ trương của Bộ Tài chính khi ban hành Thông tư số 39/2014/TT-BTC, ngày 31/03/2014 nhằm hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

hoa-don-dien-tu-vnpt

Top 6 điều doanh nghiệp cần biết khi kê khai thuế bằng hóa đơn điện tử B-invoice

2. Kê khai thuế với hóa đơn điện tử đơn giản hơn kê khai bằng hóa đơn giấy

Khi chuyển sang kê khai thuế với hóa đơn điện tử, nhiều người nghi ngại sẽ gặp phải nhiều khó khăn, bất cập. Song thực tế, quy trình kê khai thuế với hóa đơn điện tử không có sự khác biệt nhiều so với kê khai thuế bằng hóa đơn đơn giấy. Không những thế, nhờ áp dụng công nghệ số, kê khai thuế với hóa đơn điện tử còn cho thấy nhiều ưu điểm vượt trội hơn.

Theo đó, khi kê khai hóa đơn điện tử, các doanh nghiệp chỉ việc kê khai theo hóa đơn thu mua theo như danh mục thuế suất vào tờ GTGT và gửi tới cơ quan thuế một cách dễ dàng qua đường điện tử.

Riêng đối với các doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thì sẽ không bắt buộc phải kê khai hóa đơn điện tử bán ra, chỉ cần kê khai chính xác hóa đơn điện tử doanh nghiệp đã mua vào là xong.

Không chỉ vậy, quy trình kê khai thuế với hóa đơn điện tử còn cho phép các kế toán của doanh nghiệp thực hiện hoàn toàn online, tiết kiệm tối đa chi phí, thời gian và công sức phải đến tận cơ quan thuế như trước đây.

3. Các hóa đơn điện tử khi đã kê khai thuế thì không được hủy

Sau khi đã kê khai thuế bằng hóa đơn điện tử, trường hợp phát hiện hóa đơn điện tử đã kê khai xảy ra sai sót thì các kế toán doanh nghiệp cần lưu ý: tuyệt đối không được phép hủy.

Thay vào đó, kế toán doanh nghiệp sẽ khắc phục bằng cách:

- Lập biên bản hoặc lập văn bản thỏa thuận giữa hai bên bán - mua, có ghi rõ sai sót của hóa đơn đã kê khai.

- Tiến hành điều chỉnh lại hóa đơn sai sót đó.

- Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, kế toán hai bên bán - mua điều chỉnh lại về doanh số và thuế.

4. Doanh nghiệp được phép dùng hóa đơn điện tử chuyển đổi để kê khai thuế

Có được dùng hóa đơn chuyển đổi từ hóa đơn điện tử để kê khai thuế hay không?
Về vấn đề này, căn cứ vào quy định pháp luật hiện hành, các doanh nghiệp hoàn toàn được phép kê khai thuế với hóa đơn chuyển đổi từ hóa đơn điện tử.

Tuy nhiên, để đảm bảo tính hợp pháp khi kê khai, các hóa đơn chuyển đổi phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau:

- Phản ánh đầy đủ thông tin của bản hóa đơn điện tử gốc.

- Có ký hiệu riêng, ghi rõ: “HÓA ĐƠN CHUYỂN ĐỔI TỪ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ”.

- Có đầy đủ chữ ký và họ tên của người thực hiện việc chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy.

5. Điều kiện áp dụng khấu trừ thuế khi kê khai hóa đơn điện tử

Khi tiến hành kê khai hóa đơn điện tử, doanh nghiệp sẽ được áp dụng chế độ khấu trừ thuế khi mà hóa đơn điện tử đáp ứng được các điều kiện quy định.

Cụ thể, căn cứ vào Khoản 1, Điều 4, Thông tư 96/2015/TT-BTC, mọi khoản chi của doanh nghiệp sẽ được trừ khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

- Là khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.

- Là khoản chi có đầy đủ hoá đơn và chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

- Với những khoản chi có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) thì khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán đầy đủ và không dùng tiền mặt. Theo đó, chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.

6. Quy định ngày lập và ký hóa đơn điện tử khi kê khai thuế

Theo đúng quy định thì hóa đơn điện tử phải có ngày lập và ngày ký trùng nhau thì mới đảm bảo tính hợp pháp. Với những hóa đơn này thì kế toán doanh nghiệp sẽ lấy luôn ngày lập và ký hóa đơn để kê khai thuế.

Đối với những trường hợp đặc biệt, hóa đơn điện tử có ngày ký và ngày lập không trùng khớp nhau, nhưng vẫn đảm bảo tính hợp pháp, thì kế toán doanh nghiệp phải căn cứ vào ngày lập hóa đơn điện tử để xác định nghĩa vụ kê khai, nộp thuế và hạch toán theo đúng quy định của Thông tư số 39/2014/TT-BTC.

Trên đây là 06 vấn đề mà các doanh nghiệp đều quan tâm và cần phải biết khi sử dụng kê khai thuế với hóa đơn điện tử.

Để được tư vấn hóa đơn điện tử B-invoice miễn phí, chi tiết cụ thể, Quý Khách có thể liên hệ

BAN KHÁCH HÀNG TỔ CHỨC VÀ DOANH NGHIỆP

Địa chỉ: 91 Trung Kính - Trung Hòa - Cầu Giấy - Hà Nội

Chi nhánh HCM: 205B Hoàng Hoa Thám - P6 - Quận Bình Thạnh - TP. HCM

Hotline: 0968154233 - Email: habt@bluesea.vn

đối tác chiến lược

hổ trợ trực tuyến