img
Bluesea sáng tạo giá trị cuộc sống

Quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo Nghị định 125/2020/NĐ-CP

Mới đây, Chính Phủ đã cho ban hành Nghị định số 125/2020/NĐ-CP và quy định rất chi tiết các quy định xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) về thuế đối với người nộp thuế.

Theo đó, tại Mục 1 của Chương II, Nghị định số 125/2020/NĐ-CP đã quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với người nộp thuế và được chia thành 08 trường hợp sai phạm cụ thể.

1. Trường hợp vi phạm về thời hạn đăng ký thuế; thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh; thông báo tiếp tục kinh doanh trước thời hạn

Đối với các vi phạm thuộc trường hợp này, người nộp thuế sẽ phải bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền theo nhiều mức khác nhau, tùy mức độ vi phạm.

1.1. Phạt cảnh cáo

Hình phạt cảnh cáo được áp dụng đối với hành vi vi phạm trong đăng ký thuế; thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh; thông báo tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo quá thời hạn quy định từ 1-10 ngày và có tình tiết giảm nhẹ.

1.2. Phạt tiền

Căn cứ theo mức độ vi phạm, người nộp thuế sẽ phải chịu phạt tiền theo các mức quy định dưới đây:

- Phạt tiền từ 1 - 2 triệu đồng

Mức phạt này được áp dụng với các hành vi sau:

+ Hành vi đăng ký thuế; thông báo tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo quá thời hạn quy định từ 1 - 30 ngày, trừ trường hợp phạt cảnh cáo đã quy định  ở mục 1.1;

+ Hành vi thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh quá thời hạn quy định, trừ trường hợp phạt cảnh cáo đã quy định  ở mục 1.1;

+ Hành vi không thông báo việc tạm ngừng hoạt động kinh doanh.

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký thuế; thông báo tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo quá thời hạn quy định từ 31 - 90 ngày.

- Phạt tiền từ 6 - 1 triệu đồng

Mức phạt này được áp dụng đối với một trong các hành vi sau:

+ Hành vi đăng ký thuế; thông báo tiếp tục hoạt động kinh doanh trước thời hạn đã thông báo quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên;

+ Hành vi không thông báo tiếp tục hoạt động kinh doanh trước thời hạn đã thông báo nhưng không làm phát sinh số thuế phải nộp.

quy-dinh-su-phat-hoa-don

A-Z quy định xử phạt VPHC về thuế

2. Trường hợp vi phạm về thời hạn thông báo thay đổi thông tin trong đăng ký thuế

2.1. Phạt cảnh cáo

Mức phạt cảnh cáo này được áp dụng với các hành vi sau:

- Hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký thuế quá thời hạn quy định từ 1 - 30 ngày nhưng không hề làm thay đổi giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc thông báo MST và có tình tiết giảm nhẹ;

- Hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký thuế quá thời hạn quy định từ 1 - 10 ngày song có làm thay đổi giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc thông báo MST và có tình tiết giảm nhẹ.

2.2. Phạt tiền

- Phạt tiền từ 5 trăm nghìn - 1 triệu đồng

Mức phạt này được áp dụng đối với hành vi vi phạm thông báo thay đổi nội dung đăng ký thuế quá thời hạn quy định từ 1 - 30 ngày nhưng không làm thay đổi giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc thông MST, trừ các trường hợp xử phạt theo Điểm a, Khoản 1, Điều 11, Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

- Phạt tiền từ 1 - 3 triệu đồng

Mức phạt này được áp dụng với một trong những hành vi sau:

+ Hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký thuế quá thời hạn quy định từ 31 - 90 ngày nhưng không làm thay đổi giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc thông báo MST;

+ Hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký thuế quá thời hạn quy định từ 01 - 30 ngày và có làm thay đổi giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc thông báo MST, trừ trường hợp quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 11, Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

- Phạt tiền từ 3 -5 triệu đồng

Mức phạt này được áp dụng đối với một trong các hành vi sau:

+ Hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không làm thay đổi giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc thông báo MST;

+ Hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký thuế quá thời hạn quy định từ 31 - 90 ngày làm thay đổi giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc thông báo MST.

- Phạt tiền từ 5 - 7 triệu đồng

Mức phạt này được áp dụng đối với một trong các hành vi sau:

+ Thông báo thay đổi nội dung đăng ký thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên làm thay đổi giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc thông báo mã số thuế; thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế.

+ Không thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế.

quy-dinh-su-phat-hoa-don

Quy định xử phạt vi phạm về thời hạn thông báo trong đăng ký thuế.

Lưu ý rằng:

- Các mức xử phạt trên sẽ không áp dụng với một số trường hợp quy định tại Khoản 6, Điều 11, Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

- Các trường hợp vi phạm tại Điểm b, Khoản 5 của Điều 11, Nghị định 125/2020/NĐ-CP dẫn đến xử phạt bắt buộc phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: nộp hồ sơ thay đổi nội dung đăng ký thuế với cơ quan có thẩm quyền.

3. Trường hợp khai sai, khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ thuế không dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc không dẫn đến tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn

Khi mắc phải các sai phạm này, tùy từng vi phạm mà người nộp thuế sẽ bị xử phạt theo các mức dưới đây:

Phạt tiền từ 5 trăm nghìn - 1.5 triệu đồng đối với hành vi khai sai, khai không đầy đủ các chỉ tiêu trong hồ sơ thuế nhưng không liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế. Ngoại trừ hành vi quy định tại Khoản 2, Điều 12, Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

Phạt tiền từ 1.5 - 2.5 triệu đồng với các hành vi khai sai, khai không đầy đủ các chỉ tiêu trên tờ khai thuế, các phụ lục kèm theo tờ khai thuế nhưng không liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế.

Phạt tiền từ 5 - 8 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau:

+ Hành vi khai sai, khai không đầy đủ các chỉ tiêu liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế trong hồ sơ thuế;

+ Hành vi quy định tại khoản 3, Điều 16 và Khoản 7, Điều 17 của Nghị định 125/2020/NĐ-CP này.

Ngoài ra, tại Khoản 4, Điều 12, Nghị định 125/2020/NĐ-CP cũng đã quy định thêm như sau:

- Các hành vi vi phạm tại Khoản 1, 2 và Điểm a, Khoản 3 của Điều 12, Nghị định 125/2020/NĐ-CP, sẽ bắt buộc phải khai lại và nộp bổ sung các tài liệu trong hồ sơ thuế;

- Hành vi vi phạm tại Khoản 3, Điều 12, Nghị định 125/2020/NĐ-CP này bắt buộc phải  điều chỉnh lại số lỗ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ chuyển kỳ sau (nếu có).

4. Trường hợp vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế

4.1. Phạt cảnh cáo

Mức phạt cảnh cáo được áp dụng đối với các hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 1 - 5 ngày và có tình tiết giảm nhẹ.

4.2. Phạt tiền

Phạt tiền từ từ 2 - 5 triệu đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 - 30 ngày. Ngoại trừ trường hợp chịu phạt cảnh cáo.

Phạt tiền từ 5 - 8 triệu đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 31 - 60 ngày.

Phạt tiền từ 8 - 15 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau:

+ Hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 61 - 90 ngày;

+ Hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không làm phát sinh số thuế phải nộp;

+ Hành vi không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không làm phát sinh số thuế phải nộp;

+ Hành vi không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

Phạt tiền từ 15 - 25 triệu đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày, tính từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và NNT đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào NSNN trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại Khoản 11, Điều 143, Luật Quản lý thuế. Nếu trường hợp số tiền phạt lớn hơn số tiền thuế phát sinh trên hồ sơ khi thế thì phải giảm xuống bằng số tiền thuế phát sinh phải nộp trên hồ sơ khai thuế, song vẫn phải đảm bảo không thấp hơn mức trung bình của khung phạt tiền quy định.

Lưu ý rằng, bên cạnh việc chịu xử phạt, các vi phạm trên bắt buộc phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

- Các trường hợp vi phạm dẫn đến chậm nộp tiền thuế thì NNT bắt buộc phải nộp đủ số tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước;

- Buộc nộp hồ sơ khai thuế, phụ lục kèm theo hồ sơ khai thuế đối với hành vi quy định tại Điểm c, d của Khoản 4, Điều 13, Nghị định 125/2020/NĐ-CP này.

5. Trường hợp vi phạm quy định về cung cấp thông tin liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế

Phạt tiền từ 2 - 3 triệu đồng

Mức phạt này sẽ áp dụng với NNT có những hành vi sau:

+ Hành vi cung cấp thông tin, tài liệu, hồ sơ pháp lý liên quan đến đăng ký thuế theo thông báo của cơ quan thuế quá thời hạn từ 05 ngày làm việc trở lên;

+ Hành vi cung cấp thông tin, tài liệu, sổ kế toán liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế theo thông báo của cơ quan thuế quá thời hạn từ 05 ngày làm việc trở lên.

- Phạt tiền từ 3 - 5 triệu đồng

Mức phạt này sẽ áp dụng với NNT có những hành vi quy định tại  Khoản 2, Điều 14, Nghị định số 125/2020/NĐ-CP.

Ngoài ra, trong Điều 14 của Nghị định này, Chính Phủ còn quy định các trường hợp vi phạm chịu xử phạt  từ 3 - 5 triệu đồng sẽ bắt buộc phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: buộc cung cấp thông tin đối với cơ quan có thẩm quyền.

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử

6. Trường hợp vi phạm quy định về chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế

- Phạt tiền từ 2 - 5 triệu đồng

Mức phạt này sẽ áp dụng với NNT có những hành vi sau:

+ Hành vi không nhận quyết định thanh tra, kiểm tra thuế, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế khi được cơ quan thuế giao, gửi theo quy định của pháp luật;

+ Hành vi không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra thuế quá thời hạn 3 ngày làm việc trở lên, tính từ ngày phải chấp hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền;

+ Hành vi cung cấp hồ sơ, tài liệu, hóa đơn, chứng từ, sổ kế toán liên quan đến nghĩa vụ thuế quá thời hạn 6 giờ làm việc, tính từ khi nhận được yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong thời gian kiểm tra, thanh tra tại trụ sở người nộp thuế;

+ Hành vi không cung cấp đầy đủ, chính xác về thông tin, tài liệu, sổ kế toán liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong thời gian kiểm tra, thanh tra thuế tại trụ sở NNT;

+ Hành vi không ký biên bản kiểm tra, thanh tra thuế trong thời hạn 5 ngày làm việc, tính từ ngày lập hoặc ngày công bố công khai biên bản.

- Phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng

Mức phạt này sẽ áp dụng với NNT có những hành vi sau:

+ Hành vi không cung cấp số liệu, tài liệu, sổ kế toán liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế khi được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu trong thời gian kiểm tra, thanh tra thuế tại trụ sở NNT;

+ Hành vi không thực hiện hoặc thực hiện nhưng không đúng quyết định niêm phong hồ sơ tài liệu, kết quỹ, kho hàng hóa, vật tư, nguyên liệu, máy móc, thiết bị, nhà xưởng;

+ Hành vi tự ý tháo bỏ, thay đổi dấu hiệu niêm phong do cơ quan có thẩm quyền đã tạo lập hợp pháp.

Trong Điều 15, Nghị định số 125/2020/NĐ-CP, Chính Phủ cũng quy định NNT mắc các hành vi tại Điểm d, Khoản 1 và Điểm a, Khoản 2 của Điều này, bên cạnh việc nộp phạt thì còn phải tiến hành biện pháp khắc phục hậu quả: Phải cung cấp thông tin, tài liệu, sổ kế toán liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế với cơ quan có thẩm quyền.

7. Trường hợp khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn

Căn cứ vào Nghị định số 125/2020/NĐ-CP, các hành vi khai sai phạm trường hợp này sẽ phải chịu phạt 20% số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế đã được miễn, giảm, hoàn cao hơn so với quy định.

Chi tiết các hành vi sai phạm dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, bạn và DN có thể tham khảo tại Khoản 1, Điều 16 của Nghị định này.

Lưu ý rằng, bên cạnh việc chịu xử phạt, các trường hợp vi phạm tại Khoản 1, Điều 16, Nghị định số 125/2020/NĐ-CP bắt buộc phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả sau:

+ Phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế được hoàn, miễn, giảm cao hơn quy định và tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước.

+ Phải điều chỉnh lại số lỗ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ chuyển kỳ sau (nếu có).

+ Riêng trường hợp NNT có hành vi khai sai (quy định tại điểm a, b, d Khoản 1,  Điều 16 này) nhưng không dẫn đến thiếu số thuế phải nộp, tăng số thuế được miễn, giảm hoặc chưa được hoàn thuế thì áp dụng xử phạt theo quy định tại Khoản 3, Điều 12, Nghị định 125/2020/NĐ-CP này.

8. Trường hợp vi phạm trốn thuế

Trốn thuế là một trong những hành vi vi phạm hành chính về thuế và sẽ phải chịu xử phạt theo đúng quy định pháp luật hiện hành. Cách thức và mức độ xử phạt với hành vi trốn thuế đã được Chính Phủ quy định chi tiết trong Điều 17, Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

Hoặc, bạn và DN cũng có thể xem chi tiết quy định xử phạt hành vi trốn thuế theo Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

Trên đây, bài viết đã tổng hợp tới bạn và DN các quy định xử phạt VPHC về thuế đối với người nộp thuế theo Nghị định 125/2020/NĐ-CP mới nhất.

Để được tư vấn hóa đơn điện tử B-invoice miễn phí, chi tiết cụ thể, Quý Khách có thể liên hệ

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ VÀ TRUYỀN THÔNG BIỂN XANH

Địa chỉ: 91 Trung Kính - Trung Hòa - Cầu Giấy - Hà Nội

Chi nhánh HCM: 205B Hoàng Hoa Thám - P6 - Quận Bình Thạnh - TP. HCM

Hotline: 0912.433.003 - Email: huyenvt@bluesea.vn

đối tác chiến lược

hổ trợ trực tuyến