img
Bluesea sáng tạo giá trị cuộc sống

Doanh nghiệp có thể bị phạt tới 10 triệu đồng khi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn

Từ ngày 05/12/2020, các đơn vị kinh doanh khi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn có thể bị xử phạt lên tới 10 triệu đồng. Chi tiết mức xử phạt việc làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã được Chính Phủ quy định rõ trong Nghị định số 125/2020/NĐ-CP, mới ban hành ngày 19/10/2020.

1. Phạt lên tới 10 triệu đồng với các hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn

Khi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn, vì bất cứ lý do gì, các đơn vị kinh doanh cũng sẽ bị xử phạt.

Hiện nay, quy định xử phạt đối với các hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn sẽ được tuân thủ đúng theo Nghị định số 125/2020/NĐ-CP, mới ban hành gần đây nhất bởi Chính Phủ.

Cụ thể, tại Điều 26, Nghị định số 125/2020/NĐ-CP, Chính Phủ đã quy định mức xử đối với hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn chi tiết như sau:

1.1. Phạt cảnh cáo

Mức phạt này sẽ áp dụng với các đối tượng phạm phải một trong những hành vi vi phạm sau:

- Hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (ngoại trừ liên giao cho khách hàng) trong quá trình sử dụng, đã kê khai, nộp thuế, có hồ sơ chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ và có tình tiết giảm nhẹ;

- Hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập sai, đã xóa bỏ và người bán đã lập hóa đơn khác thay thế cho hóa đơn lập sai, xóa bỏ này.

>> Có thể bạn quan tâm: Quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo Nghị định 125.

hoa-don-dien-tu-b-invoice

Quy định xử phạt với hành vi làm mất hóa đơn hiện nay.

1.2. Phạt tiền từ 3 - 5 triệu đồng

Mức phạt này sẽ áp dụng đối với các đối tượng phạm phải hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (là liên hóa đơn giao cho khách hàng) trong quá trình sử dụng, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hồ sơ, tài liệu, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ và có tình tiết giảm nhẹ.

Lưu ý rằng, trong trường hợp này, bên mua nếu làm mất, cháy, hỏng hóa đơn sẽ phải tiến hành lập biên bản để ghi nhận sự việc, có sự tham gia xác nhận của cả hai bên mua và bán.

1.3. Phạt tiền từ 4 - 8 triệu đồng đối

Mức phạt này sẽ áp dụng với các đối tượng phạm phải một trong các hành vi sau đây:

- Hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã phát hành, đã mua của cơ quan thuế nhưng chưa lập;

- Hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) trong quá trình sử dụng, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hồ sơ, tài liệu, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ.

Lưu ý, trong trường hợp này, nếu bên mua làm mất, mất, cháy, hỏng hóa đơn thì cũng sẽ phải tiến hành lập biên bản để ghi nhận sự việc, có sự tham gia xác nhận của cả hai bên mua và bán.

1.4. Phạt tiền lên đến 10 triệu đồng

Tùy mức độ vi phạm, các đơn vị kinh doanh sẽ bị phạt từ 5-10 triệu đồng khi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập, đã khai, nộp thuế trong quá trình sử dụng hoặc trong thời gian lưu trữ.

Mức phạt này không áp dụng với các trường hợp đã bị quy vào xử phạt theo các mục 1.1, 1.2, 1.3 đã nêu ở bên trên.

Ngoài ra, đối với các trường hợp làm mất, cháy, hỏng hóa đơn do lỗi của bên thứ ba, nếu bên thứ ba thực hiện giao dịch với người bán thì người bán là đối tượng bị xử phạt, nếu bên thứ ba thực hiện giao dịch với người mua thì người mua là đối tượng bị xử phạt. Người bán hoặc người mua và bên thứ ba lập biên bản ghi nhận sự việc mất, cháy, hỏng hóa đơn.

2. Phạt lên tới 8 triệu đồng khi vi phạm quy định về khai báo mất, cháy, hỏng hóa đơn

Bên cạnh quy định xử phạt hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn, tại Điều 25, Nghị định số 125/2020/NĐ-CP, Chính Phủ cũng quy định thêm việc xử lý với các hành vi vi phạm về khai báo mất, cháy, hỏng hóa đơn.

Cụ thể, các hành vi vi phạm về khai báo mất, cháy, hỏng hóa đơn trước khi thông báo phát hành hoặc hóa đơn đã mua của cơ quan thuế nhưng chưa lập sẽ phải chịu các mức phạt như sau:

Phạt cảnh cáo đối với các hành vi khai báo mất, cháy, hỏng hóa đơn quá 05 ngày, tính từ ngày hết thời hạn khai báo theo quy định, đồng thời có tình tiết giảm nhẹ.

Phạt tiền từ 1 -  4 triệu đồng đối với các hành vi khai báo mất, cháy, hỏng hóa đơn quá 05 ngày, tính từ ngày hết thời hạn khai báo theo quy định. Không áp dụng với các trường hợp đã bị quy vào mức phạt cảnh cáo.

Phạt tiền từ 4 - 8 triệu đồng đối với các trường hợp phạm phải một trong các hành vi sau:

+ Hành vi khai báo mất, cháy, hỏng hóa đơn quá từ 06 ngày trở lên, tính từ ngày hết thời hạn khai báo theo quy định;

+ Hành vi không khai báo mất, cháy, hỏng hóa đơn.

3. Hướng dẫn cách xử lý khi làm mất hóa đơn nhưng không bị phạt tiền

Hiện nay, nếu không may mắc phải vi phạm làm mất, cháy, hỏng hóa đơn, nếu nắm vững quy định pháp luật và xử lý kịp thời, các đơn vị kinh doanh vẫn có thể không bị xử phạt kinh tế.

Cụ thể, để giảm thiểu tối đa rủi ro, tránh bị phạt tiền, các đơn vị kinh doanh có thể áp dụng cách xử lý sau:

- Bước 1: Khi phát hiện mất, cháy, hỏng hóa đơn, các đơn vị kinh doanh phải nhanh chóng làm thông báo theo đúng quy định pháp luật gửi tới cơ quan thuế trực thuộc. Thời hạn chậm nhất trong vòng 5 ngày, tính từ ngày làm mất, cháy, hỏng hóa đơn.

- Bước 2: Bên làm mất, cháy, hỏng hóa đơn chủ động tiến hành lập biên bản ghi nhận sự việc theo đúng quy định pháp luật. Lưu ý rằng, biên bản mất, cháy, hỏng hóa đơn phải có chữ lý của cả hai bên bán và mua, bên bán sẽ phô tô 01 bản hóa đơn liên 1, có đầy đủ chữ ký, đóng dấu,  gửi cho bên mua.
Theo quy định pháp luật hiện hành, bên mua hoàn toàn được phép sử dụng bản phô tô liên 1 này để làm căn cứ kê khai thuế. Đồng thời, khi tiến hành xử lý theo 02 bước trên, các đơn vị kinh doanh sẽ chỉ bị phạt cảnh cáo.

Trên đây, bài viết đã hướng dẫn bạn và doanh nghiệp các quy định về xử phạt mất, cháy, hỏng hóa đơn mới nhất hiện nay.

Để được tư vấn hóa đơn điện tử B-invoice miễn phí, chi tiết cụ thể, Quý Khách có thể liên hệ

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ VÀ TRUYỀN THÔNG BIỂN XANH

Địa chỉ: 91 Trung Kính - Trung Hòa - Cầu Giấy - Hà Nội

Chi nhánh HCM: 205B Hoàng Hoa Thám - P6 - Quận Bình Thạnh - TP. HCM

Hotline: 0912.433.003 - Email: huyenvt@bluesea.vn

đối tác chiến lược

hổ trợ trực tuyến