img
Bluesea sáng tạo giá trị cuộc sống

Điều kiện để hóa đơn điện tử được coi là hợp pháp

Sắp đến thời hạn bắt buộc phải hoàn tất chuyển đổi sang hóa đơn điện tử, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức kinh tế vẫn chưa nắm rõ về các điều kiện cần đáp ứng để hóa đơn điện tử được coi là hợp pháp. Những thắc mắc về vấn đề này được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Quy định về hóa đơn điện tử hợp pháp theo Nghị định 119/NĐ-CP/2018

Nghị định 119/NĐ-CP/2018 về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ đã chính thức có hiệu lực từ ngày 01/11/2018. Theo đó, hóa đơn điện tử được coi là hợp pháp khi đáp ứng quy định tại khoản 5 Điều 4 và các Điều 6, 7, 8, 9 của Nghị định.

hoa-don-dien-tu-vnpt

Hóa đơn điện tử cần đảm bảo yêu cầu như quy định tại Nghị định 119/2018/NĐ-CP

Cụ thể:

+ Hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế đảm bảo nguyên tắc:

  • Nhận biết được hóa đơn in từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế;

  • Không bắt buộc có chữ ký số;

  • Khoản chi mua hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn (hoặc sao chụp hóa đơn hoặc tra thông tin từ Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế về hóa đơn) được khởi tạo từ máy tính tiền được xác định là khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp khi xác định nghĩa vụ thuế.

+ Các nội dung của hóa đơn điện tử:

  • Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, số hóa đơn;

  • Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán;

  • Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua (nếu người mua có mã số thuế);

  • Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng trong trường hợp là hóa đơn giá trị gia tăng;

  • Tổng số tiền thanh toán;

  • Chữ ký số, chữ ký điện tử của người bán;

  • Chữ ký số, chữ ký điện tử của người mua (nếu có);

  • Thời điểm lập hóa đơn điện tử;

  • Mã của cơ quan thuế đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế;

  • Phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước và nội dung khác liên quan (nếu có).

+ Thời điểm lập hóa đơn

  • Đối với bán hàng hóa: Thời điểm lập hóa đơn điện tử là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

  • Đối với cung cấp dịch vụ: Thời điểm lập hóa đơn điện tử là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung cấp dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

  • Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ: mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.

+ Định dạng của hóa đơn điện tử: định dạng chuẩn dữ liệu theo quy định của Bộ Tài chính

+ Hóa đơn điện tử bảo đảm tính toàn vẹn của thông tin

Đơn vị tư vấn, giải đáp thắc mắc tin cậy về hóa đơn điện tử

Trong bối cảnh việc chuyển đổi sang hóa đơn điện tử chỉ còn là vấn đề thời gian, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh khi có vướng mắc có thể liên hệ với cơ quan thuế để được giải đáp hay một cách được nhiều đơn vị lựa chọn là tìm đến các đơn vị cung cấp phần mềm hóa đơn điện tử để được tư vấn. Với kinh nghiệm nhiều năm về hóa đơn điện tử, nhân viên chuyên trách của nhà cung ứng không chỉ giải đáp được những câu hỏi của khách hàng về chính sách, quy định mới nhất mà còn tư vấn giải pháp hóa đơn điện tử phù hợp, tiết kiệm thời gian và chi phí triển khai cho doanh nghiệp, tổ chức.

Để được tư vấn hóa đơn điện tử B-invoice miễn phí, chi tiết cụ thể, Quý Khách có thể liên hệ

BAN KHÁCH HÀNG TỔ CHỨC VÀ DOANH NGHIỆP

Địa chỉ: 91 Trung Kính - Trung Hòa - Cầu Giấy - Hà Nội

Chi nhánh HCM: 205B Hoàng Hoa Thám - P6 - Quận Bình Thạnh - TP. HCM

Hotline: 0968154233 - Email: habt@bluesea.vn

đối tác chiến lược

hổ trợ trực tuyến